Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thách thức lớn trong phát triển dân số của Việt Nam

|

Mất cân bằng giới tính khi sinh: Thách thức lớn trong phát triển dân số của Việt Nam

Tóm tắt: Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, dâ;n số Việt Nam đạt ngưỡng 100 triệu người vào năm 2023, trở thành quốc gia đông dâ;n thứ 15 trên thế giới. Đâ;y là cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với phát triển dâ;n số bền vững. Một trong những thách thức đó là tình trạng mất câ;n bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao so với mức câ;n bằng tự nhiên.

Từ khóa: dâ;n số, tỷ số giới tính khi sinh, phụ nữ, hệ lụy, giải pháp

Tỷ số giới tính khi sinh đang cao hơn đáng kể so với mức câ;n bằng tự nhiên

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) phản ánh sự câ;n bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra. Tỷ số này ở mức sinh học thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số giới tính khi sinh chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ đích và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất câ;n bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dâ;n số của quốc gia và toàn cầu.

Vấn đề mất câ;n bằng giới tính khi sinh thực sự đang trở thành thách thức với công tác dâ;n số tại Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong giai đoạn đầu từ năm 1999 đến năm 2005, xu hướng biến động SRB của Việt Nam không rõ ràng và dường như dao ??ộng trong khoảng 104 đến 109 bé trai/100 bé gái. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, SRB của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng đáng kể. Năm 2021, SRB ở mức 112 bé trai/100 bé gái và năm 2022, SRB giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2021 (tương ứng là 111,5 bé trai/100 bé gái so với 112,0 bé trai/100 bé gái). Dù tỷ số này có sự tăng giảm qua các năm nhưng hiện vẫn đang ở mức cao hơn so với mức câ;n bằng tự nhiên.

 
Bảng 1. Tỷ số giới tính khi sinh, thời kỳ 1999- 2022
Số liệu của Tổng cục Dâ;n số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, mất câ;n bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn hơn một số nước nhưng tăng nhanh và lan rộng, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn. Xét ở phạm vi vùng kinh tế - xã hội, năm 2006 có 3/6 vùng mất câ;n bằng giới tính khi sinh thì đến năm 2021 cả 6/6 vùng đã bị mất câ;n bằng giới tính khi sinh ở cả thành thị và nông thôn.

Tình trạng mất câ;n bằng giới tính khi sinh đặc biệt cao ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (114,1), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (110,6). Đặc biệt có 6 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh rất cao trên 120 bé trai/100 bé gái như: Bắc Giang (126,8/100), Hà Nam (125,3/100), Hưng Yên (123,6/100), Sơn La (121,8/100), Hòa Bình (121,8/100), Bà Rịa - Vũng Tàu (121,1/100).


 
Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có sự chênh lệch giới tính khi sinh ngay từ đứa con đầu tiên (110/100), tức là các cặp vợ chồng đã nghĩ đến lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu.

Bên cạnh đó, mức độ mất câ;n bằng giới tính khi sinh cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, tình hình kinh tế khá giả. Năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh trong nhóm nghèo nhất là 108,2 so với 112,9 ở nhóm giàu nhất. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ số giới tính khi sinh cao hơn ở một số nhóm dâ;n tộc thiểu số so với các dâ;n tộc khác.

Nguyên nhâ;n và những hệ lụy

Theo giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhâ;n dẫn đến mất câ;n bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam, nhưng nguyên nhâ;n gốc rễ, cốt lõi vẫn là định kiến giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã “ăn sâ;u, bám rễ” vào tiềm thức của mỗi cá nhâ;n và trở thành quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Quan niệm thiên lệch về giới này đã được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, gâ;y ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Tiếp đến là việc tiếp cận kỹ thuật mới để lựa chọn giới tính phổ biến rộng trong thời gian gần đâ;y. Hầu hết người dâ;n đều có thể tiếp cận dịch vụ siêu â;m, phá thai với mục đích lựa chọn giới tính. Mặc dù Chính phủ đã tăng cường khung pháp lý để giải quyết sự gia tăng mất câ;n bằng giới tính khi sinh (đã có các quy định cấm xác định giới tính thai nhi và tất cả các hình thức lựa chọn giới tính nhằm đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức sinh học bình thường vào năm 2025), song việc thực thi chưa mang lại hiệu quả tích cực.

Bên cạnh các nguyên nhâ;n kể trên, hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi của nước ta chưa phát triển. Ở các khu vực nông thôn, nhiều người già không có lương hưu, hay trợ cấp xã hội, trong khi họ cần sự chăm sóc về y tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Nhiều người vì thế sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai.

Ở nhiều vùng nông thôn, các công việc nặng nhọc đều đòi hỏi sức lao động châ;n tay của nam giới. Vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. Những chuẩn mực xã hội mới như gia đình qui mô nhỏ, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con cũng là lý do khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính để chắc chắn sinh con theo ý muốn.

Tổng cục Dâ;n số - kế hoạch hóa gia đình nhấn mạnh, nếu tình trạng mất câ;n bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam tiếp tục gia tăng và không được kiểm soát sẽ để lại những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước, thậm chí cả an ninh chính trị quốc gia...

Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam cũng đã chỉ ra các hệ lụy trong tương lai của tình trạng mất câ;n bằng giới tính hiện nay. Rõ ràng là tình trạng thiếu hụt số trẻ em gái quan sát được gần đâ;y ở nhiều quốc gia sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai. Cấu trúc dâ;n số trong những thập kỷ tới sẽ mang dấu ấn của việc lựa chọn giới tính hiện tại, với quy mô dâ;n số nam vượt trội trong một thời gian dài.

Dựa trên các phâ;n tích chuyên sâ;u, Tổng cục Thống kê và UNFPA đã đưa ra kịch bản về sự dư thừa nam giới so với nữ giới độ tuổi từ 20-39 tuổi trong giai đoạn 2019- 2059. Theo đó, nếu Việt Nam không thực hiện các biện pháp nhằm thay đổi tỷ số giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái, sự dư thừa nam giới sẽ tăng từ 563,5 nghìn người nam năm 2019 lên 1,4 triệu người nam năm 2059, tương ứng sẽ dư từ 3,5% lên 9,7% tổng số nam giới của Việt Nam. Với kịch bản Việt Nam nỗ lực thực hiện các biện pháp thay đổi nhanh khiến tỷ số giới tính khi sinh giảm đều và trở lại mức 106,9% vào năm 2059, dù tình trạng nam dư thừa vẫn cao nhưng con số này đã có sự giảm đáng kể còn 926,5 nghìn người nam dư thừa, tương ứng 6,5% tổng số nam giới của cả nước.

Mất câ;n bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong tương lai không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhâ;n, gia đình, dòng tộc mà còn để lại những hệ lụy không tốt, tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước cả trong hiện tại và tương lai.

Theo báo cáo của Quỹ Dâ;n số Liên hợp quốc (UNFPA), năm 2022, Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có tỷ lệ phá thai vị thành niên cao nhất thế giới với khoảng 300 nghìn ca/năm. Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi 15-49 đang có chồng thực hiện việc nạo/phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt ở mức 0,4%, gần tương đương nhau ở khu vực thành thị và nông thôn. Tuy tỷ lệ này giảm rất nhiều so với con số 1,7% năm 2003 nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ không hề nhỏ đối với sức khỏe và tính mạng của thai phụ. Đi cùng với vấn đề sức khỏe là các vấn đề về tâ;m lý, gia tăng căng thẳng , ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế gia đình. Thêm vào đó, mong muốn có con trai của các thành viên trong gia đình có thể khiến người phụ nữ phải chịu áp lực sinh bằng được con trai, đặc biệt là khi người phụ nữ đó là con dâ;u trưởng hay có chồng là con trai duy nhất của gia đình. Thậm chí, việc
không sinh được con trai có thể là nguyên nhâ;n dẫn đến việc người chồng ngoại tình hay đối xử tệ bạc với vợ, làm gia tăng các vụ ly hôn.

Trên phương diện xã hội, theo các nhà khoa học xã hội, tác động chính của hiện tượng mất câ;n bằng giới tính sẽ liên quan tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhâ;n. Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ do tỷ lệ nữ giới đang giảm dần trong cùng một thế hệ và kết quả là họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời. Trì hoãn hôn nhâ;n trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thâ;n là những khả năng có thể xảy ra trong tương lai do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai, nhất là trên thực tế, các xã hội này đều có hệ thống gia đình phụ hệ (theo họ cha) và trước kia hầu hết nam giới đều lập gia đình. Hệ quả của hệ quả là sẽ có thể gâ;y ra sự bất ổn xã hội, gia tăng các tệ nạn như mại dâ;m, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ và các loại tội phạm xã hội khác do nhu cầu sinh lý của họ không được đáp ứng. Tình trạng này cũng gâ;y thêm khó khăn thách thức mới đối với công tác dâ;n số khi phải tăng thêm nguồn lực đáng kể cho các nghiên cứu và giải pháp khắc phục.

Giải pháp khắc phục cần đồng bộ và bền bỉ

Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất câ;n bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay, phải giải quyết nguyên nhâ;n “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dâ;n về việc sinh con trai hay con gái. Đồng thời, nâ;ng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng hơn, không còn tình trạng “trọng nam khinh nữ” cũng là việc cần thiết phải làm. 

Hàn Quốc là một quốc gia đã rất thành công trong việc đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức câ;n bằng tự nhiên. Những năm 1980 - 1990 của thế kỷ trước, khi công nghệ siêu â;m, chọc ối... phát triển cùng với quy mô gia đình ít con, mức sinh thấp đã đưa tỷ số giới tính khi sinh của Hàn Quốc tăng rất nhanh. Sự tăng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh lên đỉnh điểm vào đầu những năm 1990, đạt 116 trẻ trai/100 trẻ gái, có vùng tỉ số này lên tới 140/100. Tỷ số giới tính khi sinh cũng có sự khác biệt lớn theo thứ tự của đứa trẻ khi sinh. Ở lần sinh thứ nhất và thứ hai, sự mất câ;n bằng này chưa rõ rệt, nhưng ở lần sinh thứ 3 và thứ 4, tỉ số này có sự gia tăng lớn. Vào những năm 1990, có thời điểm tỷ số giới tính khi sinh ở trẻ là con thứ ba lên tới 200/100 và ở con thứ 4 trở lên, tỉ số này là 240/100. Trước sự gia tăng bất thường và nhìn thấy rõ hệ lụy của vấn đề thừa nam thiếu nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã có những giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này.

Chính phủ cấm xác định giới tính thai nhi theo Luật Y tế năm 1987 (sửa đổi năm 1994); Hủy bỏ luật chỉ có nam giới mới được thừa kế mà cả con trai, con gái đều được thừa hưởng như nhau; Luật Y tế được sửa đổi 1994 có biện pháp mạnh mẽ trong việc xử lý vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi; Tạo điều kiện huy động lực lượng lao động nữ, mở rộng ngành nghề phụ nữ có thể tham gia; Khuyến khích phụ nữ tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Bên cạnh đó, các biện pháp như chú trọng dạy và nâ;ng cao đạo đức nghề nghiệp với sinh viên y khoa trong việc thực hiện nạo phá thai vì lý do giới tính; tạo dựng hệ thống hỗ trợ người cao tuổi; nâ;ng cao vị thế và trao quyền năng cho phụ nữ được tiến hành đồng bộ.

Những năm 1980, Hàn Quốc có khẩu hiệu: "Sinh hai con để có cuộc sống tốt đẹp hơn, không lo lắng về giới tính của con cái!". Giai đoạn 1990-2000 những khẩu hiệu: "Nuôi 1 con gái lớn lên bằng 10 con trai", "Hãy yêu con gái của bạn" được người dâ;n Hàn Quốc đón nhận.

Nhờ những nỗ lực đó, tỷ lệ giới tính khi sinh tại Hàn Quốc đã giảm kể từ giữa những năm 1990, đến năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh ở Hàn Quốc đã gần đạt mức bình thường là 106,9. Hàn Quốc gần như đã chuyển hẳn sang văn hóa trọng nữ từ chế độ gia trưởng và một nền văn hóa trọng nam có gốc rễ từ xa xưa. Theo các chuyên gia, những bài học của Hàn Quốc sẽ giúp ích cho Việt Nam rất nhiều trong việc xử lý vấn đề mất câ;n bằng tỷ số giới tính khi sinh.

Tại Việt Nam, trước tình trạng mất câ;n bằng giới tính khi sinh ngày càng gia tăng, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản để giải quyết vấn đề này như Luật Bình đẳng giới, Luật hôn nhâ;n gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Pháp lệnh dâ;n số, các nghị định, Quy định về cấm lựa chọn giới tính khi sinh... Trong các bộ luật này, ngoài những quy định chung áp dụng một cách bình đẳng đối với nam và nữ còn có những chính sách điều chỉnh pháp luật riêng phù hợp với những đặc thù về giới tính của phụ nữ, trẻ em gái.

Đặc biệt, Luật Bình đẳng giới ra đời là sự khẳng định rõ ràng nhất, tập trung nhất nỗ lực và bước tiến không ngừng của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam nữ, xóa bỏ mọi hình thức phâ;n biệt đối xử với phụ nữ và đưa ra những biện pháp thiết thực có tính đến những đặc thù về giới tính của phụ nữ.

Thực tế cho thấy, mặc dù hiện nay người phụ nữ có những đóng góp to lớn trong chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt là vai trò của họ trong gia đình và cộng đồng, nhưng nhận thức về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế nhất định. Tình trạng "trọng nam khinh nữ" vẫn còn nặng nề. Phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâ;u, vùng xa, vùng đồng bào dâ;n tộc thiểu số còn chịu nhiều thiệt thòi hơn trẻ em trai cũng như so với trẻ em gái ở khu vực thành thị về cơ hội học tập, tiếp cận thông tin. Điều này không chỉ làm giảm tiềm năng cá nhâ;n, tạo ra rào cản lớn đối với việc nâ;ng cao vị thế của các em trong hiện tại và tương lai mà còn làm tăng các chu kỳ nghèo đói, bất lợi của mọi thế hệ và cả quốc gia. Trẻ em không được đi học, không tiếp cận được nền giáo dục sẽ đồng nghĩa với việc tước đoạt một nguồn tăng trưởng tiềm năng của đất nước.

Để hướng tới một xã hội bình đẳng, nơi phụ nữ và trẻ em gái được đối xử công bằng và được trao quyền, cơ hội phát triển như nam giới, cần thực hiện mạnh mẽ các chính sách kinh tế - xã hội nhằm cải thiện vấn đề bình đẳng giới, nâ;ng cao địa vị phụ nữ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng "trọng nam khinh nữ"; xâ;y dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, đề án phúc lợi kinh tế có chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái.

Bên cạnh việc ban hành, thực thi các quy định của pháp luật, Chính phủ, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành đã ban hành các nghị định, thông tư, Chiến lược quốc gia… và thực hiện các giải pháp nhằm làm giảm chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án liên quan.

Đặc biệt, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 468/QĐ-TTg phê duyệt đề án Kiểm soát mất câ;n bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 với mục tiêu “Khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này về mức câ;n bằng tự nhiên góp phần nâ;ng cao chất lượng nguồn nhâ;n lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và mục tiêu trong giai đoạn 2016-2020 là “Giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới mức 0,46 điểm phần trăm/năm, để tỷ số này dưới mức 115 vào năm 2020”.

Theo các chuyên gia quốc tế, mô hình chuyển đổi của tỷ số giới tính khi sinh sẽ trải qua 3 giai đoạn: Gia tăng nhanh khi bắt đầu mất câ;n bằng giới tính khi sinh, ổn định ở mức cao và giảm chậm trở lại mức câ;n bằng tự nhiên. Hiện nay, theo số liệu thống kê qua các năm, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam đang ở giai đoạn 2 - ổn định ở mức cao. Thời gian trở lại mức câ;n bằng tự nhiên nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào các giải pháp mà chúng ta triển khai thực hiện.

Theo Tổng Cục Dâ;n số - Kế hoạch hóa gia đình, công tác dâ;n số hiện nay phải giải quyết đồng bộ và toàn diện các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phâ;n bố, chất lượng dâ;n số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Để giải quyết tình trạng mất câ;n bằng giới tính khi sinh, cần can thiệp, giải quyết nguyên nhâ;n căn bản, gốc rễ của vấn đề là “định kiến giới, tâ;m lý ưa thích con trai hơn con gái” đã “ăn sâ;u” vào tiềm thức của mỗi cá nhâ;n và trở thành quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông theo các nhóm đối tượng; đặc biệt cần quan tâ;m đến việc nâ;ng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát mất câ;n bằng giới tính khi sinh đã được quy định trong các luật, pháp lệnh, quy định về cấm lựa chọn giới tính khi sinh; tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế để vận động nhâ;n dâ;n thực hiện tốt chính sách dâ;n số...

Tình trạng mất câ;n bằng giới tính khi sinh chỉ được giải quyết triệt để khi Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp lâ;u dài và bền bỉ với sự quyết tâ;m và vào cuộc của cả hệ thống chính trị./.

 
TS. Lê Hồng Việt
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phụ nữ
Học viện Phụ nữ Việt Nam
 
Tài liệu tham khảo:
  1. Tổng điều tra dâ;n số và Nhà ở 2019
  2. Kết quả chủ yếu điều tra biến động dâ;n số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2021
  3. Mất câ;n bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam: Xu hướng, sự khác biệt và các nhâ;n tố ảnh hưởng
  4. Mất câ;n bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
 


Link Tải Xuống PS Electronics